Hiểu đúng ưu – nhược điểm từng nền tảng mạng xã hội để có chiến lượt Influencer Marketing phù hợp

0
523

Theo dòng xu hướng hiện nay cũng như các số liệu thống kê đã chỉ ra rõ sức mạnh của Influencer Marketing, nhất là đối với thế hệ Z đang lên ngôi và chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Influencer. Nhưng cùng với đó vấn đề được đặt ra khi xuất hiện quá nhiều Platform (nền tảng) để có thể triển khai phương pháp marketing mới này, vậy đâu mới là nơi phù hợp nhất cho doanh nghiệp?

Hãy cùng so sánh vài ưu nhược điểm của 2 nền tảng phổ biết nhất hiện nay như là 1 cách giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định.

  1. Thuật toán

Khi một Influencer đăng bài thì việc bài viết đó hiển thị trên bảng tin của những fan follow (theo dõi) họ là điều hiển nhiên nhưng việc nó còn được gợi ý cho đúng đối tượng khách hàng khác cùng sử dụng mạng xã hội đó mới là quan trọng. Các thuật toán của từng platform chính là nhân tố quyết định điều này, nó sẽ xác định bài đăng nào được người dùng nhìn thấy và theo một thứ tự nhất định.

Thuật toán của Facebook khá thông minh khi giúp người dùng xem được nhiều bài đăng họ thích cũng như tăng khả năng bài viết của Influencer được gợi ý cho đúng đối tượng. Tuy nhiên Facebook đang dần giới hạn chiến lượt tương tác tự nhiên. Với những thay đổi gần đây về thuật toán thì số lượng các bài quảng cáo, tin tức từ fanpage sẽ không còn ưu tiên nữa. Các bài đăng của Influencer sẽ chỉ xuất hiện trên newfeed (bảng tin) của fan đã follow (theo dõi) khi có sự bình luận trước đó, không phải qua thao tác chia sẻ hay like.

Khác với Facebook, Instagram không bị giới hạn lượt tương tác tự nhiên. Việc bài đăng hiển thị với những người dùng khác tuỳ thuộc vào mối quan tâm của họ đến vấn đề mà cụ thể là thông qua các hashtag (từ khoá) mà họ theo dõi và tìm kiếm. Nhưng các bài viết trên Instagram không còn xuất hiện theo trình tự thời gian mà thay vào đó là dựa trên sở thích và mối quan tâm của người dùng. Đây sẽ trở thành một biến số mà các Brand khó có thể nắm bắt.

Facebook: +1

Instagram: 0

  1. Reach (Độ phủ)

Theo Statista thì hiện tại Instagram có khoảng 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và với Facebook thì con số lên đến 1,5 tỷ người.

Instagram có lượt tiếp cận tự nhiên lớn hơn, việc bài đăng của Influencer không bị giới hạn hiển thị trong phạm vi những người follow họ mà có thể phủ trên khắp thế giới với việc tận dụng hashtag. Vì thế mà các bài chứa nhiều hashtag từ Influencer có lượt tiếp cận khá cao, theo Forrester thì chỉ đối với những người đã follow thì khả năng tiếp cận lên tới 100%.

Facebook là có lượng người dùng sử dụng lớn hơn Instagram nhiều vì vậy nếu như Doanh nghiệp bạn nhắm đến đối tượng khách hàng không có độ tuổi cụ thể thì Facebook sẽ là sự lựa chọn tốt. Nhưng Facebook có lượt tiếp cận rất thấp do các bài đăng của Influencer nếu được đặt ở chế độ công khai thì chỉ hiện thị trên newfeed của những người follow hoặc với người dùng tìm các keyword và hashtag có liên quan đến bài viết trong phần tìm kiếm của Facebook. Forrester chỉ ra rằng chỉ 6% người theo dõi tiếp cận bài đăng từ Influencer, ít hơn rất nhiều so với Instagram.

Facebook: +1

Instagram: 0

  1. Đối tượng người dùng

Facebook và Instagram có sự khác biệt rõ rệt nhất là về độ tuổi trung bình của người dùng. OmnicoreAgency đã đưa ra các con số cụ thể để chứng minh sự khác biệt này.

Instagram được sử dụng nhiều bởi các bạn tuổi teen hoặc thanh thiếu niên, cụ thể là thế hệ Y và Z. Trên thực tế 90% người dùng Instagram đều dưới 35 tuổi. Các bài đăng trên Instagram chủ yếu là về du lịch, làm đẹp, thực phẩm, thể dục.

Facebook được đông đảo người ở mọi thế hệ sử dụng và đặc biệt là còn phổ biến với những người ở độ tuổi 60. Nhưng Facebook vẫn là mạng xã hội thân thuộc với thế hệ trẻ khi 82% lượng người dùng Facebook nằm ở độ tuổi từ 18-29. Bài đăng ở Facebook lại thiên về quảng cáoDoanh nghiệp, khảo sát, marketing và bài viết chính trị.

Khi nhắc tới đối tượng người sử dụng thì không thể so sánh giữa 2 platform vì mỗi kênh đều có đối tượng cụ thể và đạt được những hiệu quả nhất định.

  1. Tương tác

Lượng tương tác của Instagram = Reach + Like + Share + Save.

Instagram có lượng tương tác khá cao, theo Selfstartr thì chỉ 32% người dùng Facebook thường xuyên tương tác với các Influencer, trong khi con số này ở Instagram là gấp đôi – 68%. Nhưng tương tác của Instagram sẽ thay đổi nhiều phụ thuộc vào từ khoá, lượng tương tác có thể lên đến 50-70% từ khắp thế giới do thuật toán hiển thị và hành vi tìm kiếm của người dùng là theo #hashtag của Instagram. Chẳng hạn bạn Diệu Nhi có ảnh chụp đồ nhãn hàng Channel, từ khoá #channel có thể lên tới vài trăm nghìn tương tác, trong khi bài viết không có từ khoá chỉ vài chục nghìn. Đây là điểm mà các nhãn hàng cần cân nhắc sử dụng. Hơn nữa vì thói quen của người dùng là follow theo hashtag nên đối với các post hashtag thì người dùng trên khắp thế giới đều có thể tiếp cận được vì vậy không bất ngờ khi thấy đa số các post của Influencer chứa hashtag đa phần đều là người nước ngoài tương tác nên không chạm đúng mục tiêu khách hàng của Brand. Tại Instagram người dùng có xu hướng thích và chia sẻ hơn là bình luận nên việc tương tác trực tiếp thông qua bình luận giữa Influencer và fan thường rất ít.

Lượng tương tác của Facebook = Like + Share + Comment + Xem ảnh hiển thị trên bài viết + “Đọc tiếp” văn bản + Thời gian xem các video.

Facebook có nhiều tính năng giúp tăng tương tác như Group, liên kết trực tiếp, các trang Fanpage, các góc quảng cáo. Vì vậy Influencer dễ dàng tương tác với fan hơn qua các giao diện và tính năng. Nhưng lượng thông tin, hình ảnh và video dày đặc mà Facebook đem lại đã tạo ra một thói quen cho người dùng là việc lướt nhanh. Ví dụ là cách hiển thị video theo đuôi nhau liên tục khiến người dùng xem theo luồng và quên mất việc like và bình luận. Theo Selfstartr, chỉ 32% người dùng Like hoặc Follow Page tương tác thường xuyên bằng cách chia sẻ nội dung, để lại nhận xét và đặt câu hỏi.

Facebook: 0

Instagram: +1

  1. Content

Chức năng cơ bản của Instagram là chia sẻ hình ảnh mà không cung cấp nhiều thông tin nên các Hot Influencer trên Instagram luôn sở hữu những hình ảnh bắt mắt. Hơn nữa Instagram còn cung cấp bộ lọc để điều chỉnh hình ảnh hấp dẫn hơn. Story là kênh hiệu quả và được nhiều người xem nhất của Instagram nên các Influencer không chỉ đăng bài lên trang của mình mà còn có thể tận dụng tính năng Story. Ngoài ra chức năng IGTV của Instagram hỗ trợ cho việc livestream và chạy video nhưng không hiệu quả và ít được người dùng quan tâm. Điều đáng lưu ý là các thông tin nên hiển thị hết trên hình ảnh do phần chú thích phía dưới ảnh bị giới hạn số lượng ký tự và đặc biệt là hashtag bao giờ cũng là phần không thiếu trong một bài đăng của Influencer, có khi lượng hashtag còn nhiều hơn phần chú thích. Bài đăng của Influencer sẽ khó thể hiện được các mô tả của sản phẩm hay dịch vụ trên phần chú thích, chưa kể bài viết không hẹn giờ được và link của website Doanh nghiệp chỉ dẫn được trên Story của Instagram. Hơn nữa Instagram chưa tối ưu được hiển thị video.

Ngược lại với Instagram, Facebook không đặt ra yêu cầu về hình ảnh, các bài đăng trên Facebook lại chú trọng phần bài viết hơn. Tính năng Story của Facebook ít phổ biến và không hiệu quả khi chạy nhưng Livestream là hình thức truyền thông đem về kết quả tốt cho Influencer và còn tăng doanh thu cho Doanh nghiệp, như những bài viết trước mình cũng đã nói Facebook rất ưu tiên cho việc hiển thị video.

Cũng giống như đối tượng người dùng, với định hướng ngay từ ban đầu cả Instagram và Facebook đều có cách phát triển phần mềm phù hợp nhất. Vì vậy không thể xác định được platform nào hơn platform nào.

  1. Chạy quảng cáo

Tiềm năng từ các bài đăng của chính Influencer khi quảng cáo cho Brand sẽ cao hơn so với các bài đăng bình thường từ Brand. Chính vì vậy thay vì chạy Ads (quảng cáo) cho các bài đăng riêng lẻ tại Fanpage thì đầu tư vào các bài đăng của Influencer được xem là một chiến lược hiệu quả. Sau khi Facebook mua lại Instagram thì bạn có thể chạy quảng cáo đồng thời ở 2 platform, chỉ cần có tài khoản quảng cáo Facebook. Nhưng Ads của Facebook và Instagram vẫn có sự chênh lệch khá lớn về hiệu quả.

Ads của Facebook nhắm target khá chính xác, ngoài ra còn cho phép doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu nhân khẩu học cụ thể. Phạm vi tiếp cận lớn, đa dạng đối tượng khách hàng và hiển thị trên nhiều kênh: Story, Messenger, Video, Newsfeed…

Với Instagram thì Stories Ads hiệu quả hơn Feed Ads, theo khảo sát của Agora Pulse thì lượng click vào Instagram Stories cao hơn nhiều so với Feed Ads và tận 78% lượng click. Tuy nhiên chi phí chạy Ads trên Instagram mắc hơn Facebook và chỉ mới hiển thị Ads trên 2 kênh là story và newsfeed. Nhóm khách hàng bị giới hạn do Instagram 90% người sử dụng là nhóm khách hàng trẻ. Chưa kể thuật toán chưa hoàn thiện tốt dẫn đến việc chạy Ads không chính xác.

Facebook: +1

Instagram: 0

Tổng kết:

Facebook: +3

Instagram: +1

Với kết quả cuối cùng có thể thấy hiện tại Facebook đang có phần chiếm ưu thế hơn Instagram nhưng cũng chưa thể khẳng định được Facebook là platform phù nhất để thực hiện Influencer Marketing. Điều này còn phụ thuộc vào ngành nghề, tính chất và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Nói chung việc lựa chọn thực hiện Influencer Marketing trên platform nào là phụ thuộc vào định hướng của doanh nghiệp cũng như tính chất lĩnh vực của doanh nghiệp đó. Có cái nhìn tổng quan về platform Facebook và Instagram sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn khi thực hiện Influencer Marketing.

(Nguồn: http://kolviet.com)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây